[Tổng hợp] Có nên ăn sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích?

Sữa chua ngon, dễ ăn, lại tốt cho sức khỏe, nhất là với hoạt động của hệ tiêu hóa. Thế nhưng, IBS lại là một đứa trẻ khó chiều nên đôi khi, các thực phẩm vốn nổi tiếng tốt cho sức khỏe nhưng lại chẳng hợp với IBS chút nào. Vì vậy, có nên ăn sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích hay không cũng là một trong những thắc mắc quen thuộc, của những ai đang ngày đêm bị IBS “hành hạ”.

Hôm nay mình tiếp tục quay trở lại với series bài viết về hội chứng ruột kích thích (IBS). Về cơ bản, đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, IBS luôn mang đến nhiều phiền toái và khó chịu, khiến sinh hoạt và công việc bị cản trở. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo. Để đẩy lui những triệu chứng này, ăn uống khoa học và phù hợp được coi là giải pháp bạn cần ưu tiên hàng đầu.

Có nên uống sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích

Có nên ăn sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Nhắc đến thực phẩm tốt cho tiêu hóa, nhiều người “auto” nghĩ đến sữa chua. Tuy nhiên, điều này vẫn chẳng hề đảm bảo ăn sữa chua sẽ tốt cho người bị IBS. Thế nên, bị hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không mới trở thành thắc mắc được hỏi tới hỏi lui như vậy.

Sữa chua, IBS và những quan điểm trái chiều

Sữa chua nổi tiếng với hệ vi sinh vật lành mạnh và thân thiện với đường ruột. Đây là lý do nhiều người cho rằng ăn sữa chua sẽ giúp các triệu chứng phiền phức của hội chứng ruột kích thích được hạn chế. Dẫu vậy, sữa chua cũng không ít lần nằm trong danh sách mà người bị IBS cần tránh.Vậy rốt cuộc, bạn nên nghe theo “phe” nào?

Thực ra, không có bên nào đúng, cũng chẳng có “phe” nào sai hoàn toàn. Bởi hội chứng ruột kích thích không giống nhau với tất cả mọi người. Ngược lại, bệnh lý này có thể khác cả về nguyên nhân lẫn triệu chứng trên từng người bệnh. Nguyên nhân sinh ra IBS cũng chưa được xác định cụ thể. Vì thế, có người mắc IBS không hợp với sữa chua. Nhưng đồng thời, một số khác lại thấy thực phẩm này tốt cho tình trạng bệnh của họ.

Để biết đâu là trường hợp mình thuộc về, bạn có thể ăn sữa chua và theo dõi phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, tìm đến lời khuyên và tư vấn của bác sĩ cũng là sự lựa chọn giúp bạn biết được bản thân mình có hợp với sữa chua hay không.

Sữa chua, IBS và những quan điểm trái chiều

Có nên ăn sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích?

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh hiệu quả của sữa chua với IBS. Thế nhưng, các nghiên cứu này vẫn chưa thể đem đến kết luận cuối cùng, bởi chúng luôn có kết quả khác nhau:

Năm 2011, một thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện với 122 người mắc hội chứng ruột kích thích. Sau 4 tuần ăn sữa chua, 47% trong số này đã giảm đáng kể triệu chứng của bệnh. Ở một nghiên cứu với 30 người khác, việc sử dụng men vi sinh cũng đem lại hiệu quả tích cực hơn hẳn so với thuốc giả dược trong việc cải thiện triệu chứng của IBS, bao gồm chứng đau bụng và đầy hơi.

Tuy nhiên, một nghiên cứu đã kiểm tra lợi khuẩn có trong sữa chua thương hiệu Active và phát hiện rằng, lợi khuẩn này không hề đem lại lợi ích cho 274 người IBS tham gia thử nghiệm. Hai nghiên cứu khác về men vi sinh ở 73 người mắc IBS cũng không hề đem lại kết quả tích cực như mong muốn.

Nên ăn sữa chua khi bị IBS hay không phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

NOTE:

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở từng người không giống nhau. Cơ địa của mỗi người cũng có sự khác biệt. Do vậy, bạn chỉ biết bản thân có nên uống sữa chua khi bị ruột kích thích không khi tự mình kiểm chứng.

Bạn có thể bắt đầu với 1/2 hoặc 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên chọn loại sữa chua chứa men vi sinh hoặc chủng khuẩn sống. Thời điểm phù hợp để uống sữa chua là sau khi ăn 1 – 2 tiếng. Bạn tuyệt đối không được ăn sữa chua khi đói đâu nhé.

Sau khi ăn sữa chua, bạn đừng quên theo dõi (và ghi chép, nếu cần) những phản ứng của cơ thể. Nếu kết quả tích cực, bạn thoải mái cho sữa chua vào chế độ ăn của mình. Ngược lại, nếu kết quả theo chiều hướng tiêu cực thì đã đến lúc bạn phải nói tạm biệt với một thực phẩm hấp dẫn rồi đấy.

Có nên uống sữa chua khi bị hội chứng ruột kích thích? Với những thông tin được đề cập ở trên, chắc bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này rồi nhỉ? Nếu thuộc trường hợp không nên ăn sữa chua, bạn hãy thử tham khảo 10 loại trà tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích xem sao nhé!

Share this

You may also like...

2 Responses

  1. Duy viết:

    Hello. Tôi cũng là nạn nhân của thằng mắc dịch IBS .. cũng bị từ khá lâu, nhưng ý thức được em nó thì cũng khoảng 10 năm thôi
    Thêm vào đó tôi cũng không dung nạp được lactose nên việc dùng sữa tươi gần như sẽ bị tái phát IBS ngay. Nhưng về sữa chua thì chưa thấy
    Bài viết miêu tả rất ổn so với trải nghiệm bản thân, rằng việc dùng sữa chua sẽ không làm giảm hay chữa trị IBS. Thậm chí ngược lại, sữa chua ít gây ra cộng hưởng với IBS
    Việc dùng sữa chua để cấp dưỡng (vitamin, khoáng,…) nghe ổn hơn là vi sinh, vì dù là men tốt đến mấy, khi đi qua dạ dày, lợi khuẩn hầu như đều bị acid tiêu hoá tiêu diệt. Hiệu quả tiêu hoá do men sẽ ít tác dụng (có thể tham khảo sách của bác sĩ Hiromi Shinya)
    Tốt nhất nên ít dùng cà phê, trà, đồ cay, chua,..
    Chút kngh chia sẻ cùng bài viết của Page.
    Cảm ơn Page

    • Tiny viết:

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm nha. Mình cũng đang cố gắng theo dõi phản ứng của cơ thể để tạo dựng thói quen ăn uống phù hợp đây, chứ công nhận IBS phiền thật. ^^